Chi Tiết Bạt Căng PVDF , PVC, PTFE, ETFE, HDPE , MESH
Nội Dung Bài Viết
1. Dạng Nẹp
Đây là chi tiết bạt căng kiến trúc khá phổ biến, thường gặp trong những hệ khung định hình, được thiết kế theo hình dạng mà kiến trúc sư mong muốn. Bạt căng kiến trúc sẽ được liên kết vào hệ khung bởi chi tiết dạng nẹp hoặc thanh kim loại. Chi tiết này sẽ liên kết bạt căng với hệ khung thông qua bu lông giúp định hình bạt căng kiến trúc.
2. Dạng Chóp
Chi tiết bạt căng kiến trúc này sẽ xuất hiện trong những hình dạng chóp phễu, hướng lên trên hoặc xuống dưới. Bạt căng kiến trúc sẽ liên kết vào vòng kim loại được thiết kế khớp với lỗ tròn và cố định bằng bu lông hoặc chi tiết nẹp. Ở phía trên, chi tiết này còn có thể có thêm mũ chụp bằng kim loại theo thiết kế riêng theo yêu cầu về mặt thẩm mỹ, hoặc cho mục đích thông gió tự nhiên.
3. Dạng Cáp
Đối với các thiết kế có cột biên dơn lập hoặc hệ khung cần gia cố để đạt sự cân bằng nhất định, việc sử dụng hệ cáp căng truyền lực là điều hết sức cần thiết. Chi tiết căng này có thể truyền lực hướng xuống nền đất hoặc được kết nối với phần khung có sẵn đối với các thiết kế trên công trình hiện hữu. Bên cạnh đó, sử dụng cáp truyền lực còn làm giảm đi sức nặng về mặt tải trọng khung, đồng thời mang hiệu ứng thẩm mỹ cao hơn.
4. Dạng Cáp Khe Mái
Chi tiết bạt căng kiến trúc này thường bắt gặp trong những thiết kế có sự chuyển đổi về cao độ bạt căng kiến trúc. Khi đó, hệ cáp khe mái có hình dạng cong lên hoặc võng xuống được luồng vào trong những khe giữa phần mái hoặc sử dụng chi tiết nẹp treo độc lập với mục đích định hình chuẩn xác với hình dáng mong muốn, đồng thời mang lại sự ổn định cho cả hệ bạt căng kiến trúc trên diện rộng dưới sự tác động của các yếu tố ngoại biên.
5.Dạng Khung Cố Định
Sự đa dạng về hình thức bạt căng kiến trúc : dạng khung định hình, dạng treo, dạng di động, dạng bơm hơi, kéo theo việc đáp ứng các chi tiết bạt căng kiến trúc hệ khung phụ trợ phù hợp với từng hình thức trên. Hệ này có thể làm từ bất cứ vật liệu nào đủ đáp ứng việc truyền lực xuống nền móng: sắt thép, bê tông , tre gỗ hay vật liệu đặc biệt khác liên quan đến giá trị thẩm mỹ cho công trình.
6. Dạng Cáp Biên
Cáp biên được thiết kế để tạo ra đường cong phần đường biên cho cả chu vi hệ bạt căng kiến trúc. Lực căng từ màng sẽ được truyền tới hệ cáp biên chuyển đến hệ khung chịu lực. Thông thường hệ cáp biên sẽ trượt trong một phần bạt được may thành túi hoặc có thể sử dụng chi tiết nẹp biên.
7. Dạng Góc
Chi tiết bạt căng kiến trúc góc nằm ở những điểm giao nhau của đường biên, được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau và cách thức đa dạng . Việc sử dụng chi tiết bạt căng kiến trúc góc một cách hợp lý sẽ giúp cho bạt căng kiến trúc ổn định và điều chỉnh được hướng căng trong một biên độ nhất định, giảm thiểu sự rủi ro về vấn đề đọng nước ở góc và mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
8. Dạng Cột Treo
Đối với hệ bạt căng kiến trúc bị hạn chế về không gian tiếp xúc với mặt đất, hay những khu vực được bao bọc bới công trình xung quanh, chi tiết bạt căng kiến trúc hệ treo được sự dụng thay thế mà không cần phải tiếp xúc xuống nền đất. Thay vào đó hệ chi tiết bạt căng kiến trúc cột treo sử dụng hệ cáp kết nối với công trình xung quanh, nâng bạt căng kiến trúc tại một điểm cao hơn, tạo nên độ dốc giúp cho việc thoát nước dễ dàng.
9. Hệ Cáp Nối
Chi tiết bạt căng kiến trúc hệ cáp nối được sử dụng như một mắt xích liên kết giữa chi tiết góc vào hệ khung chịu lực, có thể thay đổi về độ dài hoặc góc nghiêng nhằm đảm bảo sự linh hoạt cần thiết cho các vị trí khớp nối.
10. Đường May
Đây là chi tiết kết nối giữa các tấm màng với nhau, được tính toán kỹ theo thông số đặc trưng của mỗi loại bạt căng kiến trúc nhằm đáp ứng như khả năng chịu lực và truyền lực cũng như độ bền và thẩm mỹ của cả hệ bạt căng kiến trúc. Thông thường, đường may này sẽ được gia công hàn nhiệt giữa hai mép bạt chồng lên nhau. Một số chi tiết bạt căng kiến trúc đường may khác sử dụng liên kết bằng ray trượt hoặc một số liên kết đặc thù khác. Khía cạnh thẩm mỹ được đề cao hơn cả vì nó thể hiện rõ khi hệ bạt căng kiến trúc được hoàn thiện.
Kiểu | MẸO I | MẸO II | TİP III |
dệt | PES bấc thấp DIN ISO 2076 |
PES bấc thấp DIN ISO 2076 |
PES bấc thấp DIN ISO 2076 |
Sợi | 1100 dtex EN ISO 2060 |
1100 dtex EN ISO 2060 |
1670 dtex EN ISO 2060 |
Loại dệt | L 1/1 DIN ISO 9354 |
P 2/2 DIN ISO 9354 |
P 2/2 DIN ISO 9354 |
lớp áo | PVC iki taraf | PVC iki taraf | PVC iki taraf |
Cân nặng | 850 gr/m2 DIN 53352, EN ISO 2286-2 |
900 gr/m2 DIN 53352, EN ISO 2286-2 |
1050 gr/m2 DIN 53352, EN ISO 2286-2 |
cuộn rộng | 250cm | 250cm | 250cm |
Độ bền kéo | 3000/3000 N/50 mm DIN 53354 |
4200/4000 N/50 mm DIN EN ISP 1421/V1 |
6000/5500 N/50 mm DIN EN ISP 1421/V1 |
Sức mạnh của YTear | 300/300 N DIN 53363 |
500/450 N DIN 53363 |
900/800 N DIN 53363 |
hàn | 20 N/cm | 25 N/cm | 25 N/cm |
Mục đích sử dụng | Kalıcı Tekstil Yapılar | Kalıcı Tekstil Yapılar | Kalıcı Tekstil Yapılar |
Nhiệt độ hoạt động | -30 C / + 70 C DIN 53361 |
-30 C / + 70 C DIN 53361 |
-30 C / + 70 C DIN 53361 |
Truyền ánh sáng | >6 DIN 53361 |
>6 DIN 53361 |
>6 DIN 53361 |
gấp | 100 000 kez được DIN 53359A |
100 000 kez được DIN 53359A |
100 000 kez được DIN 53359A |
Chất chống cháy | DIN 4102 B1, California T19, BS 7837 | DIN 4102/B1, California T19, BS 7837 |
DIN 4102 B1, California T19, BS 7837 |
Lớp phủ bề mặt | Üst yüzey PVDF lakla ve alt yüzey 2 kat akrilik kaplı, anti mikrobiyal, mantarlaşma ve ultraviyole ışınlara karşı korunmalı | Üst yüzey PVDF lakla ve alt yüzey 2 kat akrilik kaplı, anti mikrobiyal, mantarlaşma ve ultraviyole ışınlara karşı korunmalı | Üst yüzey PVDF lakla ve alt yüzey 2 kat akrilik kaplı, anti mikrobiyal, mantarlaşma ve ultraviyole ışınlara karşı korunmalı |
Truyền tia cực tím | T-UV 0 % | T-UV 0 % | T-UV 0 % |
Quản lý chất lượng | ISO 9001 | ISO 9001 | ISO 9001 |
Related Posts